Quy Trình Xây Dựng IMC Plan Cho Chiến Dịch Truyền Thông Marketing

Quy Trình Xây Dựng IMC Plan Cho Chiến Dịch Truyền Thông Marketing

Kế hoạch truyền thông tích hợp (IMC Plan – Integrated Marketing Communications Plan) là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo. IMC Plan có vai trò quan trọng trong các chiến dịch và quyết định hướng đi của mọi hoạt động trong đó. Qua bài viết này, Digitel […]

Kế hoạch truyền thông tích hợp (IMC Plan – Integrated Marketing Communications Plan) là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo. IMC Plan có vai trò quan trọng trong các chiến dịch và quyết định hướng đi của mọi hoạt động trong đó. Qua bài viết này, Digitel sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể về IMC Plan và những phương pháp để triển khai một kế hoạch hiệu quả cho chiến dịch truyền thông tích hợp.

1. IMC Plan là gì?

Kế hoạch truyền thông tích hợp (IMC – Integrated Marketing Communication) là một định hướng chiến lược then chốt trong lĩnh vực tiếp thị, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức và thực hiện các hoạt động truyền thông một cách nhất quán và tối ưu hóa hiệu quả.

Theo Hiệp hội các đại lý quảng cáo Mỹ (4As), truyền thông marketing tích hợp (IMC) là một phương pháp tiếp cận giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing thông qua việc kết hợp và sử dụng hiệu quả các công cụ truyền thông khác nhau.

Trong quan điểm hiện đại, giáo sư Don Schultz (Đại học Northwestern, Hoa Kỳ) định nghĩa IMC là một quy trình kinh doanh mang tính chiến lược, được áp dụng để lập kế hoạch, phát triển, triển khai và đánh giá các chương trình truyền thông thương hiệu. IMC không chỉ tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn mà còn hướng đến xây dựng thương hiệu và gia tăng giá trị dài hạn.

Những yếu tố cốt lõi của IMC

  • Tính chiến lược: IMC là một phần của chiến lược kinh doanh tổng thể.
  • Trọng tâm là khách hàng: Mọi hoạt động truyền thông cần hướng đến khách hàng mục tiêu.
  • Khả năng đo lường: Kết quả chiến dịch phải được theo dõi, phân tích và tối ưu hóa.
  • Mục tiêu dài hạn: Không chỉ hướng đến doanh thu ngắn hạn mà còn tập trung vào việc xây dựng thương hiệu bền vững.

Nhờ những lợi ích này, IMC trở thành một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả truyền thông và nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường.

2.  Phương pháp tạo IMC plan

Một IMC plan không phải là ý tưởng nhất thời mà là toàn bộ nội dung đi theo trình tự cơ bản để xác định và giải quyết từng vấn đề. Bạn có thể tham khảo quy trình xây dựng một IMC plan cơ bản như sau:

2.1. Xác định mục tiêu

Điều đầu tiên bạn cần xác định được những mục tiêu cần thực hiện thông qua chiến dịch. Có 3 nhóm mục tiêu chính bạn cần lưu ý khi xây dựng mục tiêu của chiến dịch:

Mục tiêu khi xây dựng IMC Plan
  • Mục tiêu kinh doanh: Hướng đến kết quả về doanh thu, lợi nhuận hoặc thị phần.
  • Mục tiêu marketing: Tác động đến hành vi và quyết định mua hàng của khách hàng.
  • Mục tiêu truyền thông: Thay đổi nhận thức, thái độ của công chúng về thương hiệu hoặc sản phẩm.

2.2. Lựa chọn đối tượng mục tiêu khi xây dựng IMC Plan

Đối tượng mục tiêu (Target Audience – TA) là nhóm khách hàng chính mà doanh nghiệp tập trung các hoạt động trong chiến dịch truyền thông. Để xác định chính xác TA, cần phân tích các yếu tố như:

  • Nhân khẩu học: Độ tuổi, giới tính, thu nhập, vị trí địa lý…
  • Tâm lý học: Sở thích, thói quen, giá trị cá nhân…
  • Hành vi tiêu dùng: Cách thức mua sắm, kênh tiếp cận thông tin, động lực mua hàng…

Việc hiểu rõ đối tượng mục tiêu sẽ giúp chiến lược truyền thông trở nên chính xác và hiệu quả hơn.

Xem thêm: Target Audience là gì? Tại sao cần xác định Target Audience trong marketing? 

2.3. Xác định insight khách hàng

Insight (sự thật ngầm hiểu) là những nhu cầu hoặc nỗi lòng chưa được khách hàng thể hiện rõ ràng và cần được giải quyết nó. Để khám phá những insight có giá trị, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu sâu về thị trường, phân tích hành vi khách hàng và đánh giá các chiến lược truyền thông của đối thủ cạnh tranh.

Một insight tốt có thể giúp thương hiệu tạo ra những thông điệp truyền thông độc đáo, thu hút và tạo sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng mục tiêu.

2.4. Xây dựng Big Idea

Big Idea cần được xác định từ đầu khi xây dựng IMC Plan

Big Idea (Ý tưởng lớn) là bước tiếp theo sau khi đã xác định được insight cụ thể của khách hàng. Đây là ý tưởng chính định hướng hoạt động của kế hoạch để tổng thể nội dung được rõ ràng. Mọi hoạt động triển khai trong chiến dịch sẽ xoay quanh ý tưởng này để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả.

Bên cạnh Big Idee, các marketer có thể xây dựng một Key Message (thông điệp chính) xuyên suốt chiến dịch nhằm truyền tải giá trị cốt lõi của thương hiệu đến khách hàng mục tiêu.

Một số yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi xác định Big Idea:

  • Xuất phát từ insight của đối tượng mục tiêu.
  • Đảm bảo tính khả thi, phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp.
  • Truyền tải rõ nét vai trò và giá trị của thương hiệu trong chiến dịch.

2.5. Lập kế hoạch triển khai chi tiết

Ở bước này, bạn cần bám sát các ý tưởng ban đầu trước đó để triển khai chi tiết hơn các hoạt động cụ thể. Trong mỗi giai đoạn, cần xác định rõ: Mục tiêu chính của giai đoạn; Thông điệp cốt lõi, có thể trùng hoặc liên quan đến Key Message của toàn chiến dịch; Key Hook (hoạt động truyền thông trọng tâm của thương hiệu); Chiến thuật triển khai phù hợp với từng kênh truyền thông; Ngân sách dự trù để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch.

Xem thêm: Tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng tiềm năng nhờ nắm chắc thuật toán TikTok 

2.6. Đo lường và đánh giá hiệu quả

Đo lường và đánh giá là bước kiểm chứng mức độ hoàn thành các mục tiêu ban đầu để có sự điều chỉnh hợp lý và rút kinh nghiệm cho các chiến dịch tiếp theo. Việc đo lường hiệu quả chiến dịch là một bước không thể bỏ qua. Marketer cần đặt ra các chỉ số đánh giá cụ thể (KPIs) cho từng hoạt động, cũng như phương pháp theo dõi mức độ hiệu quả.

Ví dụ, nếu mục tiêu là gia tăng nhận diện thương hiệu, các chỉ số cần theo dõi có thể bao gồm:

  • Lượt tiếp cận (Reach) trên các nền tảng truyền thông.
  • Mức độ tương tác (Engagement) với nội dung thương hiệu.
  • Số lượt nhắc đến thương hiệu (Brand Mentions) trên mạng xã hội hoặc các kênh truyền thông khác.

Việc phân tích dữ liệu này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến dịch và cải thiện hiệu quả truyền thông trong tương lai.

3. Một IMC Plan thành công cần những yếu tố gì?

Theo Tom Duncan – chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông tiếp thị đưa ra quan niệm cho rằng sự nhất quán chính là nền tảng tạo ra thành công của một chiến lược IMC. Ông mô tả tính nhất quán trong IMC như một tam giác liên kết, trong đó mỗi góc đại diện cho một khía cạnh của thương hiệu:

  • Những gì thương hiệu nói – Thông điệp được truyền tải qua các kênh truyền thông.
  • Những gì thương hiệu làm – Hành động thực tế của doanh nghiệp.
  • Những gì khách hàng nói về thương hiệu – Nhận xét, đánh giá từ công chúng.

Tầm quan trọng của sự nhất quán trong IMC

Sự nhất quán là yêu cầu bắt buộc khi xây dựng chiến lược IMC

Mô hình này giúp doanh nghiệp xác định và khắc phục những lỗ hổng trong chiến lược truyền thông. Nếu ba yếu tố trên không đồng nhất, thương hiệu có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng hình ảnh và tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Bất kỳ sự sai lệch nào giữa thông điệp thương hiệu, hành động thực tế và phản hồi từ công chúng đều có thể làm giảm hiệu quả của chiến dịch truyền thông, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến nhận diện thương hiệu. Vì vậy, IMC Plan cần đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa tất cả các kênh truyền thông và hoạt động tiếp thị.

IMC plan là một yếu tố quan trọng giúp định hướng cho một chiến dịch truyền thông đi đến thành công. Doanh nghiệp cần đi theo quy trình xây dựng IMC plan bài bản để tổng thể kế hoạch được chuyên nghiệp và nhất quán. Chiến dịch IMC ngày càng được các đơn vị tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức, nội dung khác nhau, vì vậy doanh nghiệp của bạn cũng cần phải sáng tạo để thu hút khách hàng nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất của thông điệp cốt lõi xuyên suốt quá trình.

____________________________________

DIGITEL – Dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam

🏢 Địa chỉ:

Trụ sở Hà Nội: Vinhomes West Point, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Trụ sở TP HCM: The Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

📞 Hotline: 1900 9379

🌐 Website: digitel.org.vn 

📩 Email: CSKH@digitel.org.vn

🔗 Facebook: Digitel