Dữ liệu thông tin khách hàng được các doanh nghiệp thu thập để phục vụ cho mục đích kinh doanh và chăm sóc khách hàng. Vậy bạn có bao giờ đặt câu hỏi dữ liệu mà công ty thu thập được sẽ được lưu trữ và quản lý như thế nào khi ngày càng nhiều […]
Tin tức
Ứng Dụng Customer Data Platform (CDP) Hỗ Trợ Quản Lý Dữ Liệu Khách Hàng. So Sánh CRM Và DMP
Dữ liệu thông tin khách hàng được các doanh nghiệp thu thập để phục vụ cho mục đích kinh doanh và chăm sóc khách hàng. Vậy bạn có bao giờ đặt câu hỏi dữ liệu mà công ty thu thập được sẽ được lưu trữ và quản lý như thế nào khi ngày càng nhiều thông tin khách hàng được bổ sung thêm. Customer Data Platform (CDP) chính là công cụ phục vụ những công việc trên để hoạt động của doanh nghiệp.
1. Customer Data Platform
Customer Data Platform (CDP) là công cụ được thiết kế chỉ dành riêng cho việc quản lý dữ liệu khách hàng. Vai trò chính của CDP là thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm tạo ra một hệ thống thông tin khách hàng toàn diện và đồng nhất, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc ra quyết định và triển khai các hoạt động kinh doanh.
Marketing CDP là một phần của CDP và được tối ưu hóa để phục vụ cho các chiến lược tiếp thị và quảng cáo. Với Marketing CDP, các nhà tiếp thị có thể lưu trữ và theo dõi thông tin liên quan đến hành trình khách hàng. Nhờ đó, họ có thể hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích và nhu cầu của từng khách hàng một cách cụ thể. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động Marketing mà còn tạo dựng mối quan hệ gắn kết và bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng.
2. Chức năng của Customer Data Platform
Doanh nghiệp sử Customer Data Platform (CDP) để thực hiện các chức năng cơ bản sau:
- Tổng hợp và tích hợp dữ liệu đa nguồn: CDP cho phép thu thập, chuẩn hóa và hợp nhất thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như website, email, mạng xã hội và các kênh bán hàng. Điều này giúp đội ngũ nhân viên dễ dàng tra cứu và sử dụng dữ liệu khi cần thiết.
- Phân tích và đánh giá dữ liệu khách hàng: CDP tiến hành phân tích thông tin để xây dựng sơ đồ hành trình khách hàng chi tiết và tổng thể, mang lại cái nhìn sâu sắc về hành vi và tương tác của khách hàng.
- Tự động hóa chiến dịch tiếp thị: CDP tích hợp các công cụ hỗ trợ để tự động hóa việc triển khai chiến dịch tiếp thị, đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong quản lý các chiến dịch đa kênh.
3. Ưu điểm vượt trội của Customer Data Platform
3.1. Đồng bộ và tích hợp dữ liệu
CDP giúp doanh nghiệp tích hợp, tự động hóa việc thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Thông tin sau khi được thu thập sẽ được chuẩn hóa và kết hợp thành một hồ sơ khách hàng toàn diện. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập vào một hệ thống duy nhất để nắm bắt toàn bộ thông tin về khách hàng.
3.2. Dễ dàng chia sẻ dữ liệu

CDP cung cấp không gian cho nội bộ doanh nghiệp để các bộ phận bán hàng, tiếp thị và chăm sóc khách hàng có thể truy cập và sử dụng dữ liệu thuận tiện, nhanh chóng.
3.3. Tính bảo mật và pháp lý cao
CDP được sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ tối ưu, bảo vệ chặt chẽ dữ liệu khách hàng. Đồng thời, nền tảng này còn giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần xây dựng niềm tin với khách hàng.
3.4. Thúc đẩy marketing và bán hàng
Nhân viên marketing có thể sử dụng thông tin trên hồ sơ khách hàng do CDP cung cấp để phân tích hành vi, sở thích và nhu cầu của từng khách hàng, từ đó xác định chiến lược tiếp thị cá nhân hóa phù hợp để đem lại kết quả cao.
CDP cũng hỗ trợ tự động hóa các hoạt động như gửi email marketing, sử dụng chatbot, theo dõi và cập nhật hành vi khách hàng liên tục, đồng thời tích hợp với hệ thống CRM. Những tính năng này không chỉ tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị mà còn duy trì sự tương tác và gắn kết lâu dài với khách hàng.
4. So sánh CDP, CRM và DMP
Mọi người thường so sánh CDP với CRM và DMP trong vấn để quản lý thông tin khách hàng? CDP, CRM và DMP có sự giống nhau về một vài chức năng, đều tập trung vào quá trình thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng. Tuy nhiên ba thuật ngữ này cũng có nhiều điểm khác biệt cần làm rõ như sau:

4.1. Phân biệt CDP và CRM
CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) là công cụ quản lý quan hệ khách hàng, với các công việc thu thập, lưu trữ và tổng hợp dữ liệu như nhân khẩu học, vị trí địa lý, lịch sử mua hàng hay hành vi tương tác của khách hàng. Cả CDP và CRM đều hỗ trợ xây dựng hồ sơ khách hàng, nhưng chúng khác nhau ở các khía cạnh sau:
Phạm vi và độ chi tiết của dữ liệu: CDP tổng hợp tập tin và lưu trữ dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả dữ liệu trực tuyến, ngoại tuyến và dữ liệu từ các hoạt động ẩn danh. CDP có thể cung cấp bức tranh toàn diện và đa chiều về khách hàng.
Trong khi đó, CRM chủ yếu xử lý dữ liệu liên quan đến quan hệ và tương tác trực tiếp của khách hàng với doanh nghiệp, thường mang tính tập trung hơn vào các thông tin định danh và lịch sử giao dịch.
Mục tiêu sử dụng: CDP được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động tiếp thị chiến dịch, tối ưu trải nghiệm khách hàng, phân tích và dự báo các bước tiếp theo của hoạt động tiếp thị. CRM chủ yếu hướng tới công việc quản lý mối quan hệ với khách hàng, hỗ trợ hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại.
Xem thêm: Tổng đài tích hợp CRM – Khi giao tiếp không còn dừng ở “nghe” mà là “hiểu
4.2. Phân biệt CDP và DMP
DMP (Data Management Platform) là hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng, có nét tương đồng với CDP ở khả năng kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn như website, quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội. DMP cũng phân tích các thông tin như nhân khẩu học, sở thích và hành vi khách hàng. Tuy nhiên, hai nền tảng này khác nhau ở một số điểm chính:
Phạm vi dữ liệu: CDP thu thập và lưu trữ dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả dữ liệu trực tuyến và ngoại tuyến, đồng thời có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian dài. Trong khi đó, DMP chỉ tập trung vào dữ liệu trực tuyến, chủ yếu thu thập thông tin từ cookie, với dữ liệu thường ở dạng ẩn danh và thời gian lưu trữ giới hạn, thường khoảng 90 ngày.
Mục tiêu sử dụng: CDP phục vụ các chiến lược marketing cá nhân hóa và nâng cao trải nghiệm khách hàng. DMP chủ yếu hỗ trợ quảng cáo trực tuyến, đặc biệt hiệu quả trong việc tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trên website.
Khả năng tích hợp dữ liệu: CDP có khả năng tích hợp và đồng bộ hóa dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, mang lại cái nhìn toàn diện hơn về khách hàng. DMP thường tập trung tích hợp dữ liệu quảng cáo trực tuyến, như từ Facebook Ads hoặc Google Ads.
Ba nền tảng CDP, CRM hay DMP đều là các công cụ quản lý dữ liệu khách hàng hiện đại, mỗi nền tảng đều có các chức năng ứng dụng cho các mục đích khác nhau. Đây đều là những giải pháp thông minh giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất kinh doanh và tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp cần cân nhắc nhu cầu sử dụng, phạm vi dữ liệu và mục tiêu cụ thể để lựa chọn nền tảng phù hợp nhất.
____________________________________
DIGITEL – Dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam
🏢 Địa chỉ:
Trụ sở Hà Nội: Vinhomes West Point, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Trụ sở TP HCM: The Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
📞 Hotline: 1900 9379
🌐 Website: digitel.org.vn
📩 Email: CSKH@digitel.org.vn
🔗 Facebook: Digitel